Cơ Khí Đà Nẵng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Cơ Khí Đà Nẵng

Học hỏi, trao đổi tài liệu miễn phí
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Publications  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
tpt.hero (372)
CAD-CAM (62)
gietanhdi (48)
nellyduy (31)
minh_duc (29)
372 Số bài - 47%
83 Số bài - 10%
69 Số bài - 9%
62 Số bài - 8%
48 Số bài - 6%
38 Số bài - 5%
34 Số bài - 4%
32 Số bài - 4%
31 Số bài - 4%
29 Số bài - 4%
Chủ đề được trả lời nhiều






Chủ Tịch HĐQT

Kẻ phá hoại

Giám đốc

Giám đốc

Giám đốc

Giám Đốc

Trưởng Phòng
Chủ đề được xem nhiều
▼Tài liệu hướng sử dụng phần mềm lập trình cnc (cimco edit)
▼Hướng dẫn cài đặt và sử dụng WINNC FANUC 21M.
▼MasterCAM X6 + Crack ( 32 bit +64 Bit)
▼Đồ án máy công cụ - Tham khảo
▼CD Hướng dẫn tự học Pro/ENGINEER Wildfire 5.0
▼Báo cáo thực tập tốt nghiệp cơ khí
▼Một Số Đồ Án Tốt Nghiệp Cơ Khí Hay
▼tài liệu học mastercam full
▼Hướng dẫn học Mastercam X4-X5 bằng video
▼CNC Simulation và Hướng dẫn sử dụng
Bài viết mới
Bài gửiThời gianNgười gửi
Bài gửiThời gianNgười gửi
Bài gửiThời gianNgười gửi

 

 Ngành cơ khí: Sớm lạc hậu và khó cạnh tranh

Go down 
Tác giảThông điệp
tpt.hero
Nhân Viên
Nhân Viên
tpt.hero


Tổng số bài gửi : 372
Ngày gia nhập : 04/01/2011
Tuổi : 35
Công việc : CNC Engineer

Ngành cơ khí: Sớm lạc hậu và khó cạnh tranh Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngành cơ khí: Sớm lạc hậu và khó cạnh tranh   Ngành cơ khí: Sớm lạc hậu và khó cạnh tranh EmptySat Nov 12, 2011 12:49 pm

Ngành cơ khí: Sớm lạc hậu và khó cạnh tranh

Việc thiếu đầu tư cho ngành cơ khí trong nước đang phải đối mặt với sự lạc hậu và rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam: “đến năm 2010, ngành cơ khí đáp ứng được 45-50% nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả nước”. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa có những “dấu hiệu” cho thấy tính khả thi của mục tiêu này. Theo ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội DN Cơ khí Việt Nam, hai tồn tại lớn của ngành cơ khí hiện nay là thiếu lực lượng tư vấn thiết kế và kém ứng dụng CNTT trong sản xuất.

Chậm phản ứng

Ngày 5/5/2010, Hiệp hội DN Cơ khí Việt Nam đã có buổi hội thảo tổng kết 10 năm (2000 – 2009) và đưa ra cảnh báo: Hàng năm, nước ta nhập khẩu các thiết bị, sản phẩm cơ khí tới 18 tỉ USD (chiếm 64%). Dự kiến, vốn đầu tư thiết bị cho các công trình công nghiệp của nước ta từ nay đến năm 2025 là 250 tỷ USD. Nếu không sớm áp dụng công nghệ hiện đại (bao gồm các phần mềm (PM) thiết kế - PV), ngành cơ khí sẽ càng lạc hậu và các DN nước ngoài sẽ chiếm lấy sân chơi này.

Theo ông Thụ, ngành cơ khí thế giới đã có lịch sử 150 năm. Ngày nay, các vấn đề được DN cơ khí thế giới quan tâm là công nghệ Nano, tự động hoá thiết kế, sản xuất CAD/CAM, CNC… Trong đó, các phần mềm (PM) thiết kế được coi như một công cụ lao động quan trọng trong ngành thiết kế. Nhưng tại Việt Nam, việc ứng dụng CNTT nói chung và PM trong sản xuất nói riêng vẫn còn ít.

Phần lớn DN cơ khí vẫn chưa tìm được lối đi phù hợp dẫn đến ngày càng lạc hậu. Một số ít có ứng dụng CNTT nhưng chưa triển khai được đồng bộ, chủ yếu chỉ lắp đặt các thiết bị phần cứng, ứng dụng một số PM quản lý và chưa quan tâm đến các PM ứng dụng, đặc biệt là các PM thiết kế phục vụ riêng cho ngành cơ khí.

Theo bà Đàm Thị Hồng Lan, Giám đốc Kinh doanh Công ty Vietbay, đơn vị chuyên phân phối các PM bản quyền với nhiều sản phẩm phục vụ cơ khí như AutoCAD Mechanic, AutoCAD Inventor, AutoCAD Electrical…: “Hầu hết các DN đều để cho các kỹ sư tự lựa chọn và sử dụng PM thiết kế theo ý thích và khả năng của nhân viên, không hề có những định hướng công nghệ đồng nhất. Nhiều DN sử dụng PM của 4-5 hãng sản xuất khác nhau cho cùng mục đích sử dụng”.

Cũng qua tiếp xúc với các DN cơ khí, đại diện Công ty Vietbay cho biết, phần lớn các DN này đều sử dụng các PM thiết kế “bẻ khoá” nên họ hay gặp phải những sự cố như máy tính dễ bị hỏng hóc, PM bị lỗi, mất dữ liệu, dễ bị xâm nhập…

Việc DN trong nước tích cực ứng dụng PM sẽ giúp họ vươn lên khẳng định mình. Như Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ VN Vinashin, nhờ đầu tư cho CNTT, Vinashin đã làm chủ công nghệ thiết kế các tàu cỡ lớn (tải trọng trên 100.000T), sản xuất động cơ… Còn Tập đoàn Lắp máy Việt Nam Lilama với việc đầu tư vào các PM thiết kế 3D, PM quản lý tài liệu thiết kế kỹ thuật thi công đã thực hiện thành công một số dự án, trong đó có Nhà máy Điện Uông Bí…

Tự cứu lấy mình

Từ khi QĐ 186 (Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam) ra đời vào cuối năm 2002, các DN ngành cơ khí được quan tâm, được tạo điều kiện để đầu tư, phát triển. Tuy nhiên, qua gần 10 năm, ngành cơ khí vẫn chủ yếu nhập khẩu thiết bị dây chuyền công nghệ.

Hiệp hội DN Cơ khí nhận định: Do lãnh đạo các DN thiếu nhận thức về việc đầu tư vào nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ. Việc đào tạo nguồn nhân lực, cụ thể là lực lượng tư vấn thiết kế chưa đủ mạnh. Các viện thiết kế thời gian qua tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đủ khả năng thiết kế máy.

Theo ông Nguyễn Văn Thụ, muốn sản xuất được linh kiện cần có PM để tính toán được động cơ, từ đó thiết kế ra linh kiện phù hợp. Rồi từ bản thiết kế trên PM chuyển sang sản xuất trên máy CAD/CAM mới cho năng suất cao (khoảng 20 giây/linh kiện), chứ sản xuất trên máy tiện vừa cho tốc độ chậm (4 giờ/linh kiện) mà chất lượng lại không đồng đều.

Ngay cả với những thiết bị máy phức tạp, tuy nước ta không tự sản xuất được, nhưng nhờ biết sử dụng các công cụ PM sẽ giúp chúng ta chủ động trong tính toán về công nghệ, nhà thầu nào đề xuất công nghệ không hợp lý, DN chủ đầu tư có thể bác bỏ. Nhờ đó giúp giảm giá thành dự án, góp phần nâng cao uy tín ngành cơ khí Việt Nam.


Theo PCWorld VN
Về Đầu Trang Go down
 
Ngành cơ khí: Sớm lạc hậu và khó cạnh tranh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Toàn cảnh trận động đất lịch sử tại Nhật
» Vì sao cảnh cướp bóc không xảy ra trong thảm họa ở Nhật?
» Đồ án tốt nghiệp ngành cơ khí động lực
»  Tổng Hợp Câu Hỏi - Đề Cương - Đề Thi Ngành Chế Tạo Máy
» Topic Ngành Tàu Thuyền

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Cơ Khí Đà Nẵng :: THÔNG TIN :: Tin trong nước-
Chuyển đến